KỸ THUẬT TRỒNG LAN PHI ĐIỆP
Nguyên nhân phi điệp không ra hoa
Phi Lan Điệp có tên tiếng Anh là Dendrobium anosmum, chúng được phân bố rộng rãi từ Philippines đến New Guinea, bao gồm cả ở Borneo và nhiều hòn đảo ở Indonesia cũng gặp ở Malaysia, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Sri Lanka.
Trên các đảo Luzon và Mindanao, loài phong lan này có thể được tìm thấy trong các khu rừng núi ở độ cao dưới 750m. Ở Papua New Guinea, nó mọc trên những cây có lớp vỏ không đồng đều ở độ cao tới 1300m so với mực nước biển.
Lan Phi Điệp có hình dáng cơ bản với những đặc điểm như sau: chiều cao của chúng khoảng 100 – 300 cm, lá có hình thoi, thân có đốt giống cây mía nhưng chúng tạo cảm giác cho thị giác sự mềm mại với thân hình cung suôn xuống, lá cây có màu xanh bóng.
Hoa của chúng có mùi thơm rất dễ chịu, trong đó nhiều người liên tưởng đến mùi mâm xôi, hay mùi đại hoàng trong khi có người cảm thấy hoa này có mùi mù tạt.
Chúng có đường kính chỉ khoảng từ 7 – 10 cm, tuy nhiên có một số dạng có thể nhỏ hơn, thậm chí là không nở hoàn toàn, phần màu sắc được thay đổi từ màu hồng đậm đến tím nhạt và có trải qua màu sắc biến đổi trung gian.Có nhiều nguyên nhân làm cây không ra hoa, Dưới đây là 1 số nguyên nhân chính:
– Do cây quá yếu ớt : Nếu quá trình chăm sóc mà cây quá yếu ớt thì cây sẽ không đủ sức để cho ra hoa hay kie. Bạn để ý kiến rừng mang về có thân già khá dài nhưng nó không có dấu vết cuả việc ra hoa hay kie.
– Do môi trường sống : Môi trường sống của phi điệp nếu có độ ẩm quá cao và chăm sóc tốt thì cây sẽ cho ra kie. Ngược lại sống ở điều kiện nóng sẽ cho ra hoa, tuy nhiên nếu quá nóng thì cây teo tóp cũng không thể cho ra hoa được
– Cách chăm sóc : Bạn tưới nhiều nước, bón nhiều phân có độ đạm cao (Nitơ) thì cây sẽ khó ra hoa được.+ Mắt ngủ trên thân không được đánh thức : Cây to khỏe, đã cắt nước cho cây chịu nắng để ra hoa. Tuy nhiên các mắt ngủ trên thân không được đánh thức thì sẽ không cho hoa được.
Lan phi điệp tím
Để Phi điệp ra hoa Cây phi điệp nói riêng và dòng lan thân thòng nói chung sẽ ngừng phát triển (không đi ngọn) từ tháng 11 dương lịch đến tháng 2 hàng năm.
Cây ra hoa hay kie là do quá trình chăm sóc trong thời gian này.
Cây sẽ hình thành mầm hoa trong thân khi nó sống trong môi trường khó khăn.
Ngược lại sẽ ra kie khi nó được chăm sóc quá tốt và sống trong môi trường có độ ẩm cao. Để lan phi điệp ra hoa bạn cần làm các điều sau:
- Phân bón
Khi chăm sóc phi điệp trong thời gian sinh trường thì chúng ta thường sử dụng phân tan chậm, hoặc phun NPK có hàm lượng 30 – 10 – 10. Nếu bạn bón quá nhiều đạm thì chắc chắn cây sẽ ra kie. Trong thời gian này không dùng phân nữa, hoặc nếu sử dụng thì nên dùng phân NPK hàm lượng 10 – 20 – 20.
- Cắt nước
Ngưng tưới nước hoàn toàn bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2 dương lịch, thấy cây teo tóp cũng đừng lo lắng vì nó sẽ không chết đâu. Cắt nước mới có thể hình thành mầm hoa trong thân được, lâu lâu có thể phun nhẹ sương cho cây đủ sống.
- Phơi nắng
Cho cây phơi nắng nhiều hơn để giúp cây ra hoa. Thông thường khi trồng phi điệp thì chúng ta che lưới và cho ăn nắng khoảng 70% (Tức là khi dùng lưới xanh hoặc đen thì nắng chỉ lọt qua 70% ). Các bạn nên cho cây ăn nắng khoảng 80 – 90% sẽ dễ ra hoa hơn là kie.
- Sử dụng thuốc kích
Như đã nói trên có nhiều cây đã hình thành mầm hoặc hoa trong thân, tuy nhiên các mắt ngủ này chưa được đánh thức. Việc để phi điệp ra hoa hay kie là do quá trình chăm sóc, chứ không phải thuốc kích kie. Thuốc chỉ là chất để kích thích các mắt ngủ đánh thức dậy thôi.