PHỤC HỒI CÂY SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH

PHỤC HỒI VƯỜN CÂY SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH

Bước 1: Bón phân trước hoặc ngay sau khi thu hoạch.

Trước khi thu hoạch đợt cuối (thu vét vườn) hoặc ngay sau khi thu hoạch cần bón hữu cơ sinh học: BiO FULVATE, BiO HUMATE, BIO GOOD, BiO GROW hoặc PHÂN DƠI SỆT.

Mục đích: Kích thích bộ rễ mới hình thành, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng, nhanh chóng hình thành cơi đọt mới. Bón phân sớm giúp cây nhanh chóng phục hồi sau thời gian nuôi trái, nhất là đối với cây bị suy yếu do nuôi trái quá nhiều, cây bị sâu bệnh hoặc bón các loại chất ức chế sinh trưởng.

Tên sản phẩm Lượng dùng HDSD
BIO FULVATE 1 can / ha 1 can pha 16.000 lít nước, tưới quanh gốc
PHÂN DƠI SỆT 2 xô / ha 1 xô pha 8.000 lít nước, tưới quanh gốc

 

Bước 2: Tỉa cành, tạo tán

Mục đích: Loại bỏ các cành thừa, cành nhiễm sâu bệnh, suy yếu     giúp cây tạp trung dinh dưỡng để nuôi các cành khỏe mạnh, giúp cây thông thoáng, hạn chế nấm bệnh.

  • Cành sâu bệnh, cành giao tán
  • Cành khô, ốm yếu, khả năng cho quả kém
  • Cành trong tán, cành vượt che khuất ánh sáng
  • Những cành mọc cách mặt đất 0.5-1 m cũng cần được tỉa bỏ để hạn chế nấm bệnh

Lưu ý: Không cắt tỉa cành khi trời mưa, ẩm thấp.

Bước 3: Rửa vườn

Mục đích: Loại bỏ rong rêu, nấm bệnh trên thân, cành lá, tiêu diệt mầm bệnh, sâu hại trong vườn cây.

Sau khi rửa vườn cần tiến hành dọn cỏ dại, phát quang quanh hàng rào.

Tên sản phẩm Lượng dùng HDSD
POWER CLEAN 3-4 hủ /ha 1 hủ pha 500 lít nước phun phủ vườn

Phun trên thân cành: 1 hủ pha 300 lít

NANO ĐỒNG 3-4 lít /ha 1 lít pha 400 lít nước phun phủ vườn

Đối với những vườn bị nứt thân xì mủ, tuyến trùng cần tưới thêm SIÊU NẤM KHUẨN

Bước 4:  Cải tạo đất, khử khuẩn, nâng pH đất (nếu có)

Sau một mùa vụ nhiều nhà vườn sử dụng rất nhiều phân bón, nhất là phân bón hóa học làm cho đất bị chua (pH thấp), cộng với thời tiết mưa nhiều tạo điều kiện cho nấm bệnh sinh sôi nảy nở.

  • Bón vôi: Đối với những vườn pH thấp (pH <5) tiến hành bón vôi ( Vôi sống CaCO3 hoặc tinh vôi CaO) để nâng pH đất, khử khuẩn.
  • Bón Lân nung chảy: nâng pH đất, hạ phèn, cung cấp Lân và Trung Vi lượng cải thiện bộ rễ phát triển.
  • Bón phân hữu cơ: tăng độ phì nhiêu cho đất, cải tạo đất, tăng lượng vi sinh vật cho đất.

Bước 5: Bón phân kéo cơi đọt mới

Sau khi tưới Bio Fulvate / phân dơi 10-15 ngày để kích thích bộ rễ mới phát triển, tiến hành bón phân hữu cơ sinh học (BIO FULVATE), Phân Dơi Sệt hoặc NPK 20-20-10 để cung cấp nguồn dinh dưỡng giúp cây đọt đi mạnh, bộ lá khỏe.

  • Sau khi cây ra đọt non (nhú mũi giáo), phun Siêu Vọt đọt+ Sâu, Rầy chích hút từ 7 – 10 ngày/lần hoặc Kelp Green để kéo đọt nhanh, lá nở to, xanh, bóng, dày, bảo vệ cơi đọt mới cho cây.
  • Khi lá gần lụa phun Amino Combi + Bọ trĩ, nhện, rệp giúp lá xanh dày, quang hợp tốt, tăng sức chống chịu đối với côn trùng chích hút (rầy xanh, bọ trĩ, rệp sáp…), nhện.
  • Thời gian đi 1 cơi đọt là 45 ngày, tiếp tục quy trình bà con nuôi cho cây có đủ từ 2 – 3 cơi lá là tiến hành làm bông được

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *