NHÂN GIỐNG CHANH DÂY, CHANH LEO

Lưu ý khi nhân giống cây chanh dây, chanh leo

Chanh dây tím phát triển tốt ở cao nguyên cao độ trên 1000m – 1600m, thích hợp với vùng núi Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk…).

Về hình thái, Lá chanh dây có ba khía rõ rệt, bìa lá răng cưa. Chanh dây đòi hỏi lượng mưa nhiều, tối thiểu phải trên 1000mm; đất giàu và thoát nước, pH  đất khoảng 6. Chanh dây không thích hợp đất sét nặng và vùng úng nước.

Có hai phương pháp để nhân giống cây chanh dây:

  1. Nhân giống từ hạttươi.

Ươm hạt trong bóng râm mát, cấp đủ ẩm với thời gian từ 10 – 20 ngày. Khi cây con ra lá đem cấy vào bầu đất chuyên dụng. Khi cây cao 25 – 40 cm (khoảng 3,5-4 tháng tuổi thì đem ra trồng vào hố đã xử lý

  1. Nhân giống vô tính
  2. Nhân giống vô tính tự nhiên

Là phương pháp nhân giống dựa vào khả năng phân chia của các cơ quan sinh trưởng của cơ thể cây chanh dây cùng với việc hình thành các cơ quan mới, tạo thành cá thể mới có khả năng sống độc lập và hoàn toàn mang các tính trạng của cây mẹ.

Thông thường sẽ tách các chồi nách, chồi ngầm, chồi thân của chanh dây. Những chồi này có đủ thân, lá và các rễ bất định mọc ở thân ngầm hoặc quấn xung quanh thân ở dạng đai nguyên thủy. Các chồi này khi tách ra có thể đem trồng ngay, nhưng tốt hơn nên chăm sóc trong vườn ươm đến khi đủ tiêu chuẩn mới đem trồng.

Mặc dù những cây giống loại này thường nhanh ra quả nhưng khả năng đồng đều kém và thường mang các mầm mống sâu bệnh. Do đó, cần phải chú ý những điều sau:

+ Chỉ chọn những chồi khỏe; mập, không bị sâu bệnh hại.

+ Chỉ sử dụng những chồi ở vi trí có đủ ánh sáng.

+ Nên lập vườn ươm chăm sóc cây giống để tạo độ đồng đều cao.

+ Trước khi trồng, tỉa bớt lá già, rễ già. Sau đó cần xử lý thuốc chống nấm, vi khuẩn và sâu bệnh hại.

Nhược điểm của phương pháp này là hệ số nhân giống không cao, nên không đáp ứng kịp thời cho phát triển trồng chanh dây trên diện rộng và thời vụ. Đặc biệt là với diện tích chanh dây ngày càng mở rộng như hiện nay.

  1. Nhân giống vô tính nhân tạo

Nhân giống vô tính cây chanh dây bao gồm các phương thức sau: giâm cành, ghép cành và nuôi cấy in vitro.

* Giâm cành

Phương pháp này dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành đã cắt rời khỏi thân cây mẹ.

Hiện nay, việc nhân giống bằng biện pháp giâm cành được phổ biến và sử dụng rộng rãi đối với hầu hết cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.

Địa điểm ươm cây phải thoáng mát, kín gió nhưng trao đổi không khí tốt. Cành giâm tốt nhất là cành “bánh tẻ “, ở cấp cành cao, cành không mang hoa, quả và vừa ổn định sinh trưởng chưa lâu, không bị sâu bệnh.

Bà con nên cắt cành giống vào lúc trời không có nắng (sáng sớm hoặc chiều tối).

Từ khi cắm cành đến lúc cây ra rễ phảI thường xuyên duy trì độ ẩm không khí trên mặt lá ở mức 90 – 95%; độ ẩm nền giâm cành (giá thể) không được cao hơn hoặc thấp hơn 70 – 80%; nhiệt độ thích hợp từ 21 – 26 oc.

Ưu điểm của phương pháp này là tạo ra cây chanh dây nhanh cho quả và rút ngắn chu kỳ kinh doanh khai thác; giúp nâng cao hệ số nhân giống vô tính và “trẻ hóa ” cây giống.

Nhược điểm của phương pháp này là cây chanh dây không chống chịu tốt với sâu bệnh, nhất là tuyến trùng. Một số cây phát triển tốt nhưng không ra trái. Mặc dù điều này có thể khắc phục được nhưng đòi hỏi bà con bỏ chi phí cao hơn thông thường

* Ghép cành

Cây chanh dây ghép có những ưu điểm sau:

+ Khả năng duy trì giống tốt: Những cây chanh dây trồng bằng hạt thường không giữ được hết đặc tính của cây mẹ, vì khi nở hoa, thụ phấn hay bị lai tạp, các quả bị lai tạp như vậy khi đem trồng sẽ mọc thành cây mới với nhữmg đặc tính khác xa dần cây mẹ. Ngược lại, cây chanh dây ghép là kết quả của nhân giống vô tính, cũng như giâm cành, giữ được hầu hết đặc tính của cây mẹ, duy trì các đặc tính di truyền, tiếp tục giữ được phẩm chất và tính trạng ưu tú của cây mẹ.

+ Cây chanh dây ghép mau ra quả với sản lượng cao: So với chanh dây trồng bằng hạt hoặc giâm cành thì cây chanh dây ghép ra quả nhanh hơn, vì cây ghép nhanh chóng hoàn thành diện tích tán lá cần thiết để ra quả. Hơn nữa, tại nơi ghép có tích lũy khá nhiều cacbon tỷ lệ C/N cao, tạo điều kiện thúc đẩy sự ra hoa quả nhanh hơn.

+ Hệ số nhân giống cao: Từ một cây mẹ giống tốt có thể lấy được nhiều cành ghép để tạo ra nhiều cây ghép, so với giâm cành, cành ghép cũng có nhiều ưu điểm.

+ Một số ưu điểm khác:

Tăng cường khả năng thích ứng với môi trường của cây chanh dây ghép, vì gốc ghép có bộ rễ khỏe, có sức chịu hạn và đặc biệt là chịu được các loại bệnh do nấm gây ra như Phytophthora và tuyến nang (sử dụng gốc ghép là giống chanh dây Passiflora eduhs var flavicarpa mà các giống khác không thể kháng lại được).

Nâng cao phẩm chất quả: Tác động của gốc ghép chanh dây Passiflora eduhs var, flavicarpa làm cho màu sắc đẹp hơn, kích cỡ trái to hơn, làm tăng giá trị thương phẩm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ghép:

– Chất lượng của gốc ghép và phần ghép: Cành ghép và gốc ghép có sức sống cao thì tỷ lệ ghép sống cũng cao. Gốc ghép cần có sức sống cao, bộ rễ phát triển mạnh để cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây sau ghép. Phần ghép ở phía trên cần chọn loại khỏe mạnh, đang có sức sinh trưởng cao (bánh tẻ, không sâu bệnh).

– Thời vụ ghép: Ghép vào mùa xuân tỷ lệ sống thường cao hơn các mùa khác. Nhiệt độ thích hợp để vết ghép mau lành dao động từ 20-30 0C. Tuy nhiên, cần có độ thoáng nhất định để cung cấp oxy cho vết thương mau lành. Khi ghép, đòi hỏi thao tác nhanh, dứt khoát, chuẩn xác để mặt cắt được nhẵn với kích cỡ của phần ghép khớp với vết cắt ở gốc ghép. Sau khi cắt xong phải ghép ngay (càng nhanh càng tốt) để mặt cắt không bị oxy hóa hoặc gió thổi khô. Buộc dây là rất cần thiết để tăng độ tiếp giáp và tránh nhiễm khuẩn, đồng thời chống nước mưa hoặc nước tưới thấm vào vết ghép.

Yêu cầu về gốc ghép:

– Sinh trưởng phát triển tốt;

– Có bộ rễ phát triển tốt, khỏe;

– Có sức chống chịu sâu bệnh, tuyến trùng;

– Có nguồn phong phú, dễ nhân giống phát triển.

Nguồn: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *