KỸ THUẬT TRỒNG RAU THỦY CANH
Quy trình trồng rau nói chung đều trải các bước sau:
– Gieo hạt
– Chăm sóc cây
– Thu hoạch – Bảo quản.
Đối với trồng rau thủy canh cũng tương tự như trồng rau truyền thông nhưng có một số thay đổi như sau:
BƯỚC 1. GIEO HẠT
Gieo hạt là đưa hạt giống vào giá thể và cung cấp ẩm để tạo điều kiện cho hạt nảy mầm. Giá thể nfd được sử dụng xơ dừa, mùn cưa hay mút xốp,giá thể phải duy trì độ ẩm phù hợp để tăng tỉ lệ hạt nảy mầm. Hạt giống thường được gieo trong các khay ươm hoặc trong gieo trực tiếp vào rọ thủy canh chứa giá thể. Đối với hạt giống khó nảy mầm, chúng ta nên ủ hạt giống trong nước ấm từ 3-5 giờ hoặc cho đến khi hạt nảy mầm rồi đưa vào giá thể.
Quá trình chăm sóc cây trong giai đoạn ươm cần chú ý đến các yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ môi trường, độ ẩm. Thời gian nảy mầm của hạt giống giao động từ 2 -10 ngày tùy thuộc vào loại cây, trong giai đoạn này không cần cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Giai đoạn 5-7 ngày sau khi hạt nảy mầm (cây bắt đầu ra lá thật) lúc này cần cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây vì dinh dưỡng từ hạt đã cạn kiệt. Nồng độ dinh dưỡng trong giai đoạn này từ 300 -500ppm ngoài ra cần chú ý đến ánh sáng cho cây
Đối với các nông trại lớn người ta thường có khu ươm cây con riêng để đảm bảo cây con phát triển tốt nhất, thông thường cây con được ươm gối đầu trước 10 -15 ngày trước khi thu hoạch để rút ngắn thời gian gieo trồng.
BƯỚC 2: CHUẨN BỊ DUNG DỊCH THỦY CANH
– Cho nước vào giàn thủy canh
Pha dung dịch thủy canh theo hướng dẫn
– Dùng máy TDS dể đo nồng độ dung dịch thủy canh. Tùy theo lọa rau trồng mà pha dung dịch có nồng độ thích hợp.
BƯỚC 3. CHĂM SÓC CÂY
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình trồng rau thủy canh.
Sau khi cây ươm hạt được 10- 20 ngày (tùy theo từng loại cây). Khi cây con đạt đến một độ lớn nhất định, thông thường khi cây con lên từ 3 lá thật, chúng ta có thể chuyển cây lên giàn. Trước khi chuyển cây con lên giàn cần đảm bảo hệ thống thủy canh đã được kiểm tra và vận hành ổn định.
Nếu như trong phương pháp trồng rau truyền thống, người trồng cần chú ý đến chế độ tưới phân bón, tưới nước thì trồng rau thủy canh các công đoạn này sẽ được lược bỏ đáng kể do hệ thống bơm dinh dưỡng tự động. Thay vào đó, người trồng sẽ cần quan tâm nhiều hơn vào chế độ dinh dưỡng của cây trồng.
Trong công nghệ trồng rau thủy canh, có thể nói dinh dưỡng chiếm đến hơn 70%. Dinh dưỡng sẽ quyết định rất lớn đến năng suất và chất lượng của rau thủy canh. Dinh dưỡng tối ưu sẽ được điều chỉnh theo mẫu nước, điều kiện tự nhiên tại khu vực, giống rau trồng và điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển của rau thủy canh.
Vấn đề sâu bệnh cũng là điều cần được lưu ý trong trồng rau dù là trong mô hình trồng đất hay thủy canh. Tuy nhiên, trong thủy canh, nhờ việc cây trồng không tiếp xúc với đất mà giúp hạn chế một nguồn sâu bệnh rất lớn từ đất. Vì vậy, hầu hết các trang trại thủy canh nếu đảm bảo tốt quá trình thi công và chuyển giao công nghệ sẽ không cần sử dụng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên để đề phòng, trong các trang trại thủy canh, chúng ta nên chú ý đến vê sinh trang trại, mật độ gieo trồng, đặt các miếng dán côn trùng hoặc đèn hút côn trùng để phòng ngừa nguồn sâu bệnh.